Ngày 04 tháng 02 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động quốc gia. Chỉ thị nêu rõ: Sau hơn 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình. Quy mô, tiềm lực nền kinh tế được tăng cường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, an sinh xã hội được bảo đảm, thu nhập, đời sống người dân được nâng lên.
Trong quá trình phát triển đất nước, năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp. Nâng cao năng suất lao động là vấn đề quan trọng để phát triển nhanh, bền vững. Thời gian qua, năng suất lao động của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, năng suất lao động chưa tương xứng với kỳ vọng. Mức năng suất lao động theo sức mua tương đương của Việt Nam còn khiêm tốn so với một số nước trong khu vực ASEAN.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, thực hiện thành công Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các định hướng lớn về cải cách để thúc đẩy tăng năng suất lao động của Việt Nam: tổ chức mạng lưới và nâng cao năng lực quản trị nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và cải thiện môi trường kinh doanh; thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, nhất là từ lao động có giá trị gia tăng thấp sang có giá trị gia tăng cao hơn; cải cách khu vực tài chính ngân hàng, ưu tiên dòng vốn vào các lĩnh vực có năng suất cao hơn; cải cách mạnh mẽ hơn nữa khu vực doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt nâng cao tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo; tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc; tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Trong đó tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cụ thể (xem Chỉ thị 07 tại file đính kèm)
Đoàn Dũng
- 29/02/2020 15:22 - Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về Kinh tế lượng và Thống kê
- 26/02/2020 09:13 - Đề xuất mới về tuyển dụng công chức
- 25/02/2020 13:56 - Đại sứ Thụy Sỹ đến thăm và làm việc với Tổng cục Thống kê
- 24/02/2020 15:04 - Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2020 của Tổng cục Thống kê
- 23/02/2020 20:52 - Ý nghĩa thực sự của việc thống kê kinh tế chưa được quan sát
- 21/02/2020 08:30 - Tiếp cận tài chính cá nhân tại Việt Nam
- 13/02/2020 16:09 - Covid-19 kéo giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 0,55% - 0,84%
- 11/02/2020 16:20 - Nghiệm thu chính thức đề tài cấp Bộ
- 10/02/2020 07:49 - Kỳ họp lần thứ 51 của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc (UNSC)
- 10/02/2020 07:48 - Hội nghị chuyên đề khu vực châu Á về quản lý một tổ chức thống kê trong thời gian thay đổi